Trong cái rủi có cái may nhưng trong cái may đôi khi lại cũng có điều rủi, điều đó được thể hiện rõ nét qua những tình huống bi hài của tiểu phẩm sau:
[jwplayer file=”www.youtube.com/watch?v=y8TI7hCxylc”]
Chí Tài trong vai anh chàng đang cặm cụi đi tìm chiếc dép đã bị “mất tích” của mình. Giữa trưa nắng, mò khắp cống rãnh, gốc cây, đã không tìm thấy còn bị đinh đâm phải chân nhưng anh vẫn thấy may vì không mang giầy, nếu không đã hỏng mất rồi. Việt Hương trong vai người bán vé số bị tật chân, cố gắng nài nỉ vị khách mua giúp. Nhưng dường như cô đã biết chiếc dép của Chí Tài ở đâu nên vừa gợi ý, vừa “bắt ép” anh phải mua vé số. Tưởng chỉ cần mua 1 vé là sẽ được cô gái chỉ dẫn chỗ chiếc dép còn lại, thì anh lại bị bắt buộc mua 10 tấm vé trở lên. Cuối cùng, Chí Tài giật mình nhận ra vì đã bị lừa bởi mánh khóe của người bán vé số đó là “nhìn chiếc bên phải, tả chiếc bên trái”. Cho rằng mình đã bị lừa gạt vì không tìm được dép, nhưng anh “chính thức” bị lừa gạt khi nhìn tờ vé số chẳng có giá trị gì. Thật là bực tức, Chí Tài ném luôn chiếc dép còn lại đi. Nhưng đâu ngờ chỉ 1 lúc sau anh đã tìm thấy chiếc dép bị mất trước đó. Và rồi cuống cuồng đi tìm lại chiếc còn lại nhưng không thể thấy.