Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Giá thuốc tăng cao do tâm lý sính ngoại

Trong thời gian gần đầy, giá thuốc liên tục tăng, trong đó, do tâm lý sính thuốc ngoại của nhiều bác sĩ và người bệnh mà giá thuốc ngoại rất cao.

Giá thuốc ngoại tăng cao vì đâu?

Rên rỉ không có tiền thuốc thang khi chồng mắc bệnh tim mạch nhưng ngày 8-7, khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115 (TPHCM), bà Nguyễn Thị Thắm ở Long An vẫn nài nỉ bác sĩ “kê cho chồng tui mấy loại thuốc ngoại để mau lành bệnh”. “Thực sự tui không có nhiều tiền, phải vay mượn mỗi khi chồng đau ốm nhưng nghe người ta mách thuốc ngoại tốt, uống mau lành nên mới nhờ bác sĩ kê”, bác sĩ Nguyễn Đại Biên, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhân dân 115, kể lại tâm sự của bà Thắm.

Giá thuốc tăng cao do tâm lý sính ngoại 1

Bác sĩ Phan Dzư Lê Thắng ở khoa Vi phẫu BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, cho biết, cứ 10 bệnh nhân vào khám, dù nghèo hay giàu thì cũng có nửa trong đó yêu cầu được kê đơn thuốc ngoại.

Dược sĩ Nguyễn Thị Diệu Lai ở nhà thuốc B.V trên đường Thành Thái, quận 10, TPHCM cho biết, không chỉ nhiều bệnh nhân sau thăm khám ở các bệnh viện ra nhà thuốc tư nhân để mua thuốc ngoại mà không ít người chỉ bị hắt hơi sổ mũi cũng yêu cầu hàng ngoại.

“Tâm lý sính thuốc ngoại như đã ăn vào máu thịt người bệnh. Đó có thể do thuốc ngoại được biết đến nhiều hơn thuốc nội và do bác sĩ mạnh tay kê thuốc ngoại, kháng sinh mau lành bệnh khiến người bệnh cứ thích thuốc ngoại”, bác sĩ Thắng lý giải.

Trong khi đó, trừ những loại thuốc độc quyền trong nước chưa sản xuất được, các loại thuốc thông thường vitamin… do doanh nghiệp trong nước sản xuất có giá chỉ bằng nửa thuốc ngoại, bác sĩ Biên nhận định.

Mặc dù nước ta có hơn 100 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-WHO, nghĩa là thuốc từ các nhà máy này sản xuất đều không thua kém thuốc nước ngoài về chất lượng, giá lại rẻ gấp nhiều lần, nhưng nhiều người bệnh vẫn chuộng thuốc ngoại. Giám đốc một doanh nghiệp dược có nhà máy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết, mặt hàng kháng sinh của công ty này xuất qua một số nước châu Âu, nhưng ở Việt Nam, nhiều người bệnh dè dặt, còn bác sĩ thì ngại kê toa.

Thuốc bình ổn vẫn ế

Hầu hết nhóm thuốc trong chương trình bình ổn giá đã được đặt hàng như kháng sinh, tim mạch, huyết áp, kháng viêm, giảm đau… Tuy nhiên, theo các nhà thuốc tham gia bình ổn, người dân vẫn chưa mặn mà với thuốc bình ổn.

Các doanh nghiệp dược tham gia bình ổn cho rằng lượng thuốc bán ra trong 3 tháng bình ổn không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia bình ổn với giá thấp hơn khoảng 10% so với các thuốc cùng loại.

Dự báo, thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2011 sẽ đạt 2 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 19% mỗi năm. Theo Bộ Y tế, năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng là 1,7 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người 19,8 USD). Dự báo, tiền thuốc năm 2014 sẽ là 33,8 USD/người.

xuanlai - 12/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thông tin thị trường

Bài viết liên quan

  • Tưng bừng đón Giáng sinh với hình ảnh cây thông
  • Những món quà 20/11 thật ý nghĩa cho thầy cô
  • Những mẫu bánh cưới hấp dẫn các cặp đôi trong đám cưới Thu Đông 2014
  • Những mẫu áo đồng phục ý nghĩa cho gia đình bạn khi đi du lịch
  • Những món quà ý nghĩa tặng phái đẹp nhân dịp 20/10

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình