Tôi không khuyên chị từ bỏ gia đình và chỉ sống cho bản thân mình. Bởi tôi biết rằng, chị không thể làm thế được, bởi chị là một người phụ nữ luôn quý trọng hạnh phúc gia đình. Tôi chỉ khuyên chị một điều là: không nên chịu đựng những sai trái của chồng chị nữa. Chị hãy cố gắng dùng những lý lẽ thật sắc bén để chỉ cho chồng chị thấy rằng anh ấy đã sai.
Tôi đọc đi đọc lại những dòng tâm sự của chị để rồi tôi cảm nhận được sự hy sinh và chịu đựng của chị dành cho gia đình và con cái thật là lớn lao. Tôi cũng thấy được rằng sự chịu đựng đó cũng đang sắp đạt tới giới hạn của nó. Người chồng gia trưởng, không phải hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cự. Gia trưởng là những người luôn có trách nhiệm cao với gia đình và người thân, đồng thời họ cũng là những người độc đoán, bảo thủ.
Tính gia trưởng của chồng chị bắt nguồn ngay từ trong gia đình, từ khi sinh ra đã được nuôi nấng và dạy dỗ theo kiểu gia trưởng bởi vì ba chồng chị cũng là một người gia trưởng, khó tính.
Những mặt tích cực của chồng chị, chị hãy trân trọng nó và tìm cách phát huy nó. Còn những mặt tiêu cực, tôi nghĩ răng, chị không nên chịu đựng thêm nữa, mà hãy cố gắng thay đổi từ từ, từng ngày, từng giờ.

Tôi không khuyên chị từ bỏ gia đình và chỉ sống cho bản thân mình. Bởi tôi biết rằng, chị không thể làm thế được, bởi chị là một người phụ nữ luôn quý trọng hạnh phúc gia đình. Tôi chỉ khuyên chị một điều là: không nên chịu đựng những sai trái của chồng chị nữa. Chị hãy cố gắng dùng những lý lẽ thật sắc bén để chỉ cho chồng chị thấy rằng anh ấy đã sai. Ví dụ: việc giáo dục con cái là cả một quá trình dài lâu, tốn nhiều công sức và trí lực, rất gian nan và vất vả. Nên, để giáo dục được một đứa con nên người, sự dạy dỗ của một mình người mẹ là chưa đủ, nó cũng rất cần sự tham gia kèm cặp của người cha, có như vậy thì nhân cách của con mới phát triển toàn diện được. Đằng này, chồng chị giao toàn bộ nhiệm vụ đó cho chị, con sai, con đúng đều chỉ là lỗi của chị thì hoàn toàn sai lầm rồi. Con chị bây giờ còn nhỏ, khi chúng lớn lên, còn nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều, nếu chị không chỉ cho chồng chị thấy được việc này thì chị sẽ càng khổ sở hơn. Hãy nói nhẹ nhàng vào tai chồng chị trong những lúc anh ấy vui vẻ.
Sai lầm thứ 2 của chồng chị là: không tôn trọng chị trước mặt con cái và gia đình. Nếu chồng chị cứ dùng những lời lẽ không hay để nói về chị, con chị nghe được, rồi chúng có tôn trọng chị nữa không? Và chúng có nghe lời chị nữa không? Nếu muốn chị có thể giáo dục được con một cách thuận lợi thì trước tiên chồng chị phải tỏ thái độ tôn trọng chị trước mặt con cái. Nếu chồng chị phản bác thì chị hãy nói rằng chị cũng sẽ gọi chồng chị như anh gọi chị trước mặt con cái để anh ta xem thế nào. Tôi chắc rằng chồng chị sẽ không còn lý lẽ nào để biện minh cho hành động sai trái của mình được.
Chị hãy suy nghĩ và có tính toán kỹ càng mỗi lúc muốn giải quyết một vấn đề gì đó. Biết trước được chồng chị sẽ phản ứng như thế nào để có phương án ứng xử cho phù hợp. Tức là đòi hỏi chị phải khôn ngoan hơn nữa.
Chị hãy cố lên, bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn, đấu tranh vì mình và vì con của chị nữa. Đó cũng là một sự đồi mới ở bản thân chị, biết đâu chồng chị lại thấy sự hấp dẫn ở chị từ những thay đổi đó. Còn nếu chị cứ hy sinh và chịu đựng, mọi việc sẽ trở nên rất tồi tệ về sau, tôi kịch liệt phản đối điều đó!
xuanlai đã bình luận
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này, nhưng để làm được những điều đó, người vợ phải thực sự sắc sảo, có bản lĩnh