Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Đừng ăn nhiều vải một lúc

Mùa vải chín rộ thật hấp dẫn, ngọt ngào. Đó là loại quả ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra chứng “say vải”.

Trong 100g cùi vải có 87,3g nước, 0,7g pro-tit, 0,5g axit hữu cơ, 10g glucid, 1,1g xenluloza. Như vậy, tỷ lệ glucid chứa trong cùi vải rất cao và chủ yếu là đường glucoza. Ngoài ra, trong cùi vải còn có nhiều muối khoáng và vitamin: 6mg canxi, 34mg phot-pho, 0,5mg sắt, 0.02mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 0,07mg vitamin PP, 36mg vitamin C…

Đừng ăn nhiều vải một lúc 1

Theo kinh nghiệm của người dân vùng trồng vải, không nên ăn quá nhiều vải một lúc. Ăn nhiều có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể, gây ra chứng “say vải” rất khó chịu như: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…

Nguyên nhân gây ra “say vải” được giải thích như sau: Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn một lúc quá nhiều vải (500g trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glu-coza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hoá của gan, khiến cơ thể tiết insuline tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời với các triêu chứng được gọi là “say vải” nói trên. Để đề phòng chứng này, ta không nên ăn quá nhiều vải một lúc mà nên ăn rải rác trong ngày, mỗi lần ăn dăm, mười quả. Trẻ nhỏ càng không nên cho ăn nhiều vải một lúc.

Ngoài chứng “say vải”, có người sau khi ăn vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, có khi nôn mửa. Các triệu chứng này không phải do vải mà do một loài nấm sống ở núm những quả vải bị giập nát, ủng thối gây ra. Vì vậy khi ăn vải ta chỉ nên chọn ăn những quả tươi ngon, lành lặn, không nên ăn những quả đã bị giập, bị ủng.

Tuy nhiên, ngoài giá trị dinh dưỡng, cùi vải còn được nhân dân ta dùng làm thuốc. Theo các sách thuốc cổ, cùi vải vị ngọt, chua, tính bình, không độc, có tác dụng nuôi huyết, làm hết phiền khát, tiêu thũng. Trong nhân dân, cùi vải thường được dùng chữa thiếu máu (lấy cùi vải, táo tầu, mỗi loại 10 quả, sắc uống), chữa mụn nhọt (giã nát cùi vải với ô mai làm thành thuốc cao đắp lên nhọt), thúc sởi chóng mọc (lấy cùi vải 10 quả sắc uống)…

xuanlai - 25/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng và sức khỏe

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Phác đồ điều trị viêm phế quản ở trẻ em
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
  • Từ rễ tới ngọn cây tam thất bắc công dụng hữu hiệu
  • Để có đôi mắt đẹp và khỏe khoắn mỗi ngày

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình