Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Xử trí khi bị tụt núm vú?

Núm vú “đứng thẳng” sẽ thuận lợi hơn trong quá trình cho bé bú mẹ.  Tuy nhiên, khi cho bé bú, miệng bé cần phải ngậm cả quầng vú, chứ không chỉ riêng núm vú.

Khoảng 10% phụ nữ có núm vú thẳng hoặc tụt vào bên trong. Điều này không có nghĩa rằng bé sẽ không thể bú mẹ – nó chỉ cho thấy đầu ngực của bạn có hình dáng khác với mọi người. Có rất nhiều mức độ tụt vào của núm vú và trong một số trường hợp hiếm, đầu núm vú tụt sâu đến mức có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của sữa. Cách tốt nhất để đầu vú nhô ra ngoài là kéo ra. Nếu bé “hiểu” và hợp tác thì núm vú tụt hay phẳng sẽ không gây khó khăn cho quá trình bú mẹ, mặc dù bạn có thể cảm thấy hơi đau 1 chút trong thời gian đầu.

Xử trí khi bị tụt núm vú? 1

Làm gì trong quá trình mang thai

Chăm sóc ngực trước khi sinh bằng cách lau sạch và vê đầu vú để tạo ra sự thay đổi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên chỉ nên tập bài tập Hoffma trong tháng cuối thai kỳ – nhờ đó da ở khu vực này sẽ được giãn ra và đầu núm vú căng ra bởi tác động của ngón cái và ngón trỏ khi thực hiện phối hợp động tác luân phiên kéo núm vú ra rồi lại ấn vào….

Lưu ý: việc tác động tới đầu núm vú quá mức trong thời gian mang thai có thể gây ra các cơn gò tử cung và có thể gây nguy hiểm cho giai đoạn mang thai. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bài tập dành cho đầu vú tụt.

Nếu tình trạng không được cải thiện lúc bé chào đời thì bạn cần cho bé bú theo hướng dẫn. Nên chia sẻ với bác sĩ về nỗi lo lắng của bạn trước khi sinh bé để khỏi lúng túng khi bé chào đời.

Làm gì sau sinh

Núm vú tụt có xu hướng tụt vào hơn là nhô ra khi bị kích thích. Bạn cần có kỹ năng giúp bé hiểu ra cách bú trong những lần bú đầu tiên, khi đó bé sẽ biết cách làm thế nào để có thể ngậm miệng ôm trọn quầng vú.

Bạn cũng có thể thấy rằng đầu vú trở nên bớt tụt hơn kể từ khi bé chào đời bởi vì hành động mút của bé. Tuy nhiên, trong những ngày đầu cho bé bú nên dùng máy hút núm vú trước khi cho bé ăn để kéo núm vú tụt ra. Tránh vội vã nhét tí vào miệng bé có thể khiến núm vú thêm tụt và có thể lồi ra không đúng như mong đợi. Một cách khác là vắt sữa nếu bầu ngực nặng và đầy sữa, khi đó bé sẽ có thể “tập luyện” trên ngực mềm.

Đối với chị em 1 bên ngực núm vú tụt vào trong, 1 bên ngực có núm vú nhô ra thì bé sẽ thường thích bên thuận lợi hơn. Vì thế, người mẹ cần kiên quyết cho bé bú đều cả 2 bên vú để tránh tình trạng lệch ngực, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sữa cho bé do chỉ còn 1 bên ngực tiết nhiều sữa.

Tuyệt đối không cho trẻ bú bình vì chỉ khiến bé càng “lười” bú mẹ. Với sự kiên nhẫn và sự giúp đỡ của bác sĩ, việc cho con bú sẽ trở nên đơn giản đối với các bà mẹ có đầu ngực bị tụt vào trong.

xuanlai - 26/06/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Cho con bú sữa mẹ , Phụ nữ sau khi sinh

Bài viết liên quan

  • 7 mẹo giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào khi cho con bú
  • Những thắc mắc thường gặp khi cho con bú mẹ
  • Sữa mẹ trong giờ đầu chính là văcxin quan trọng cho trẻ
  • Cách giải quyết tình trạng ít sữa sau sinh
  • 4 nguyên tắc chữa trị bí tiểu sau sinh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình