Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Một số món ăn, bài thuốc từ khoai lang

Trong Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt.

Khoai lang có nhiều loại như ruột vàng, ruột đỏ, ruột trắng… nhưng khi ăn nên chọn khoai vỏ đỏ ruột vàng, nếu để giải cảm và chữa táo bón thì dùng khoai vỏ trắng, ruột trắng.

Củ khoai lang chứa nhiều xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác, trên cả khoai tây.

Một số món ăn, bài thuốc từ khoai lang 1
Khoai lang có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ. Chất xơ của khoai là loại Pectin có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải cholesterol, chống táo bón…

Dưới đây là một số bài thuốc từ món ăn này:

Giải cảm sốt:

Trời mùa đông dễ phải cảm, khiến sốt. Bạn có thể hỗ trợ thuốc bằng cách dùng khoai lang trắng đã được phơi khô, gừng, sắc uống hoặc nấu cháo.

Chữa táo bón:

Ăn khoai trắng luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng.

Viêm tuyến vú:

Phụ nữ sau sinh thường bị viêm tuyến vú, khiến đau nhức khó cho con bú. Bạn có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày.

Vàng da sinh lý cho trẻ:

Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Vì vậy, không nên ăn lúc đói. Nên ăn khoai như rau, hằng ngày ăn 200 – 300g khoai tươi nấu với thịt hoặc rám mỡ, vừa có thể giảm bớt lượng cơm, vừa có đủ vitamin nếu ít ăn các loại rau lá.

trongchung - 25/08/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sức khỏe , Dinh dưỡng và sức khỏe , Sức khỏe gia đình

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Từ rễ tới ngọn cây tam thất bắc công dụng hữu hiệu
  • Công dụng chữa bệnh từ cây đinh lăng
  • Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
  • Làm sao khi bị rong kinh?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình