Tôi có 2 cô con gái (đứa lớn 16 tuổi, còn đứa nhỏ 15 tuổi), đội ơn trời là tính đến thời điểm này con tôi vẫn ngoan ngoãn và học hành tiến tới. Nhưng trước ‘làn sóng’ thích tự tạo ‘bản sắc riêng’ bằng cách đánh nhau như dân giang hồ, rồi tự quay clip ‘quảng cáo’ bản thân; cặp kè cùng giới (dù tâm sinh lý hoàn toàn bình thường)… rồi ‘mốt’ chụp ảnh liếm tay nắm cửa; trào lưu rủ nhau tự hành xác… ‘đẳng cấp’ hơn là vào nhà nghỉ ‘yêu’ đến quên ăn, quên ngủ và phát bệnh… của một bộ phận những cô con gái tuổi teen thích ‘quái’, thích ‘độc’… tôi thấy hơi ái ngại. Rõ ràng, những ‘tệ nạn’ đang tồn tại trong giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự bất ổn tâm lý đã đến mức ‘báo động’… khi cha mẹ đã ‘quên’ không quan tâm, gần gũi và dạy dỗ các em.
Đọc báo thấy cô ‘hot girl’ Angela Phương Trinh ngất xỉu đến mức phải nhập viện truyền nước vì em gái lỡ ‘trót dại’ hôn một người bạn (mà là bạn gái) ở trong quán bar gì gì đấy mà tôi cứ thấy lo lo. Cái nỗi lo của tôi có ngọn nguồn, căn nguyên hẳn hoi chứ chẳng phải “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.
Tôi có 2 cô con gái (đứa lớn 16 tuổi, còn đứa nhỏ 15 tuổi), đội ơn trời là tính đến thời điểm này con tôi vẫn ngoan ngoãn và học hành tiến tới. Nhưng trước ‘làn sóng’ thích tự tạo ‘bản sắc riêng’ bằng cách đánh nhau như dân giang hồ, rồi tự quay clip ‘quảng cáo’ bản thân; cặp kè cùng giới (dù tâm sinh lý hoàn toàn bình thường)… rồi ‘mốt’ chụp ảnh liếm tay nắm cửa; trào lưu rủ nhau tự hành xác… ‘đẳng cấp’ hơn là vào nhà nghỉ ‘yêu’ đến quên ăn, quên ngủ và phát bệnh… của một bộ phận những cô con gái tuổi teen thích ‘quái’, thích ‘độc’… tôi thấy hơi ái ngại. Rõ ràng, những ‘tệ nạn’ đang tồn tại trong giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự bất ổn tâm lý đã đến mức ‘báo động’… khi cha mẹ đã ‘quên’ không quan tâm, gần gũi và dạy dỗ các em.
Tôi cũng hiểu lắm nỗi khổ của cha mẹ có con gái tuổi teen. Huyết áp của tôi cũng không ít lần trồi – sụt theo sự yêu, ghét của 2 cô con gái đang tuổi ‘bẻ gãy sừng trâu’ này. Rảnh rỗi, tôi thường ‘đá đưa’ và kể chuyện tình yêu ngày xưa để khéo giáo dục giới tính cho con. Ví như, các con bây giờ không mùi mẫn, sướt mướt, lãng mạn viết thư tỏ tình mà làm quen qua mạng, nhắn tin… làm gì cũng nhanh, làm quen, yêu và chia tay cũng vậy. Nhưng nếu các con muốn làm gì đó ‘khác biệt’ để thể hiện sự cá tính, bản lĩnh thì thật sai lầm và ngốc nghếch…
Bạn trai, con có thể có nhưng tuổi của con, ngoài cái nắm tay, cái hôn thì không nên làm gì quá giới hạn. Cha không quan trọng chuyện trinh tiết, cuộc sống này là của con, việc con sống thế nào mới là đáng quý. Nhưng trước bất kỳ quyết định nào, con phải cân nhắc rõ, vì chính con là người sẽ phải chịu hậu quả… Bản thân các con sẽ bị xã hội dè bửu, dèm pha còn cha mẹ sẽ bị khinh bỉ…
Tôi xưng hô “tớ – cậu” với con vì tôi nghĩ nếu giữ một quan hệ cha – con quá nghiêm túc thì sẽ “bùng nổ chiến tranh”. Điều này sẽ phần nào tạo không khí nhẹ nhàng mà con vẫn không xem tôi “bằng vai phải lứa”. Trong những cuộc nói chuyện nghiêm túc, con vẫn gọi tôi là cha.
Với con gái, tôi cũng luôn bị nhận xét là người cha chiều con. Nhưng tôi luôn có ‘luật’ rõ ràng và kiên quyết với con. Ví dụ, con có thể đi chơi cùng với bạn, nhưng cha cần biết con đi với ai? và cha chỉ cho phép con đi đến giờ nhất định, nếu giờ đấy con không về thì chắc chắn con sẽ bị phạt…
Tôi không dạy con bằng ‘thiết quân luật’, vì như thế chẳng khác nào tự mình tát vào mặt mình, bởi càng bị quản chặt con càng muốn ‘bung’ ra (mà đã ‘bung’ là quyết liệt, là giời cứu luôn). Thế nên, tôi trộm nghĩ, muốn con trưởng thành và nên người, cha mẹ hãy định hướng, khen – chê ưu, nhược điểm của con bằng tình yêu, đừng bằng kỳ vọng.
Một khi cha mẹ thực sự biết cảm thông, quan tâm hơn đến con cái của mình, dành thời gian chia sẻ tâm tư với con để có thể tạo niềm tin, tạo nghị lực và là tấm gương cho con học tập, đồng thời động viên con mỗi khi con chán nản và tẩy chay thái độ bất mãn từ phía con cái…. thì tôi tin việc dạy trẻ tuổi teen sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng hơn rất nhiều.