Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những “thành tích” khó tin khi đi đẻ

Đến bây giờ chị Phương vẫn xấu hổ với “thành tích” của mình khi sinh bé đầu lòng. Chị kể, trước khi sinh, bác sĩ giục chị tắm rửa, đại tiện và tiểu tiện. Chị nghĩ bác sĩ “lắm chuyện” nhưng vẫn ngoan ngoãn làm theo.

Tự dưng quên… rặn đẻ

Là người cẩn thận, lại học ngành dược nên ít nhiều chị Hoa khá sành sỏi về kiến thức y khoa. Khi có bầu, chị chăm chỉ lên mạng, cũng như tìm hiểu qua bạn bè vốn là các bác sĩ về những chú ý khi mang bầu và các tình huống có thể xảy ra khi sinh con. Thậm chí, chị còn tham gia lớp học tiền sản. Tại đó, bác sĩ nhấn mạnh vào cách rặn đẻ. Thực hiện đúng các bước rặn là đã đạt 50% thành công.

Không chỉ học chay, chị Hoa còn mày mò tìm kiếm video dạy rặn đẻ. Chị tự tin: “Tôi đã xem đi xem lại cả trăm lần nên cảm thấy vô cùng tự tin, thoải mái cho cuộc chiến sinh con”.

Nhưng tới khi lâm trận rồi mới biết “lý thuyết màu hồng, chỉ cây đời là mãi xanh tươi”. Lúc hơi đau, chị vẫn nhớ như in lời bác sĩ dặn. Tuy nhiên, khi cơn đau lên đỉnh điểm, mọi kiến thức, kỹ năng tự dưng biến mất, chị Hoa chỉ có thể hành động theo bản năng. Buồn thay, bản năng đó lại đi ngược hoàn toàn với “giáo án” rặn đẻ. Chị khiến bác sĩ toát mồ hôi. Em bé đã ra sát cửa mình mà chị rặn sai cách nên không thể đẩy bé ra tiếp. Lúc đó, có mổ cũng không xong vì không có cách nào “ấn” em bé vào trong.

Chị Hoa kể: “Bác sĩ lo lắng vì nguy cơ bé tử vong không phải là nhỏ. Nhưng tôi đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan nên bác sĩ chơi bài cuối cùng là bắt cô y tá dùng tay ấn thật chặt vào bụng để đẩy bé ra. Cô ấy ấn mạnh tới nỗi tôi có cảm giác đôi tay cô ấy chạm xuống cả bàn đẻ. Cuối cùng, thật may mắn, tôi đã sinh bé an toàn”.

Ngay sau khi mẹ tròn, con vuông, bác sĩ bắt đầu… chửi mắng chị Hoa vì cái tội rặn đẻ tùm lum khiến hai mẹ con rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tự dưng quên… rặn đẻ 1

Đau đẻ… biết rồi khổ lắm nói mãi

Ai cũng biết đẻ là đau miễn bàn. Chị Thúy cũng vậy. Nhưng tới khi đẻ, chị mới thực sự thấm thía thế nào là đau đẻ.

Được bác sĩ “chẩn đoán” dễ đẻ nên chị Thúy được chỉ định đẻ thường. Khi mới tới bệnh viện, chị tưng tửng lắm vì chỉ đau một chút thôi. Nhưng rồi cơn đau đẻ hành chị gần một ngày trời. Ngay cả khi lên bàn đẻ, cậu nhóc không ra nhanh như dự kiến mà kéo dài khiến chị quằn quại. Chị Thúy đau tới mức bẻ cong cả thanh chắn giường bằng sắt khá chắc.

Tới khi chồng đưa tay vào, chị còn cào cấu khiến chồng chị tay đầy vết xước và rớm máu. Không chỉ vậy, chị còn … chửi chồng cái tội làm cho chị có bầu nên mới đau như vậy. Rất may chồng và nhà chồng đều hiểu nên không ai trách mắng chị.

Đại tiện ra bàn đẻ

Đến bây giờ chị Phương vẫn xấu hổ với “thành tích” của mình khi sinh bé đầu lòng. Chị kể, trước khi sinh, bác sĩ giục chị tắm rửa, đại tiện và tiểu tiện. Chị nghĩ bác sĩ “lắm chuyện” nhưng vẫn ngoan ngoãn làm theo.

Tới khi lên bàn đẻ, điều khiến chị ngượng ngùng nhất là bác sĩ nam đỡ cho chị. Chị nói: “Tự dưng dạng háng cho người đàn ông khác nhìn ngó, chọc ngoáy, tôi dù đau nhưng vẫn cảm thấy rất ngượng ngùng. Nhưng hóa ra, trong lần đẻ đầu, tôi còn gây chuyện đáng xấu hổ hơn nhiều”.

Gạn hỏi mãi, chị Phương mới khai chị đã… đại tiện trong khi rặn đẻ. Vì lo vợ đau, chồng chị đã đăng ký tiêm cột sống gây tê cho chị. Nhưng theo bác sĩ giải thích, việc dùng thuốc tê đã làm tê liệt cơ thắt hậu môn nên việc “són” ra là chuyện quá bình thường. Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết khi đầu em bé chuẩn bị chui ra ngoài, trực tràng sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, đó chính là lý do các bà mẹ hoàn toàn có thể sẽ đi đại tiện ngay trên bàn đẻ.

Dù đã được bác sĩ trấn an nhưng chị Phương vẫn cảm thấy vô cùng xấu hổ. Nhưng niềm vui nhìn thấy con yêukhiến chị quên đi tất cả. Có điều nếu ai đó nhắc lại, mặt chị vẫn nóng bừng và muốn tìm một cái lỗ để chui xuống.

dmp_ruby - 16/08/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Những điều cần biết sau khi sinh con

Bài viết liên quan

  • Điều trị rối loạn tinh thần cho mẹ bầu
  • 6 cách giúp phòng tránh chứng giảm trí nhớ sau sinh
  • Kiến thức căn bản về chăm sóc bà bầu
  • Quy trình khám thai như thế nào ?
  • Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh thông dụng

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình