Hoa không những là vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta để tô điểm thêm cho cuộc sống khi trong nhà có những bình hoa rực rỡ. Ngoài ra chúng ta chưa biết hết được hoa còn là một trong những thần dược của sắc đẹp với chị em chúng ta.
Hoa lạc tiên
Dây, lá, hoa thái nhỏ, phơi khô của lạc tiên có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan, chữa trị đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8-10g, sắc uống trước khi đi ngủ. Chữa viêm da, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên quả lạc tiên được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ.
Hoa nhài
Hoa nhài có tác dụng làm mịn và trắng da. Ngày nay, tinh dầu hoa nhài được sử dụng nhiều trong công nghiệp nước hoa và mỹ phẩm. Tinh dầu hoa nhài giúp tạo sự tự tin, làm dịu thần kinh và giảm suy sụp tinh thần, giảm chứng mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp. Tinh dầu hoa nhài có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, giúp thư giãn giảm stress.
Hoa ngọc Lan
Hoa Ngọc Lan được sử dụng nhiều trong ngành chiết xuất tinh dầu, bởi, tinh dầu, hoa Ngọc Lan với hương thơm ngào ngạt, sang trọng hơi giống hương thơm của hoa thủy tiên và dạ lan, có tác dụng khuấy động cảm xúc con người, giúp cân bằng rối loạn cơ thể và mang đến cảm giác ấm áp và yên tĩnh. Tinh dầu Ngọc Lan tạo cho cơ thể một cảm giác thoải mái, tâm trí thanh thản và được coi như một loại thuốc tốt làm dịu đi sự mệt mỏi của cơ thể. Tinh dầu này rất tốt cho những người hay lo âu và căng thẳng.
Hoa cúc
Cách 1:
Cho đầy hoa cúc tươi vào một lọ nhỏ, chế thêm dầu hạt nho, ngâm 10 ngày dưới ánh sáng thiên nhiên rồi lọc nước trong. Mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng lòng bàn tay thấm dầu xoa lên ngực theo chiều kim đồng hồ trong 5 phút. Dầu bông cúc kích thích các dây chằng ngực, giúp ngực săn chắc.
Cách 2:
Lấy 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc phơi khô cho vào hai tách nước lạnh rồi đun sôi hỗn hợp, sau đó để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng da trán, mặt, cổ. Cách này làm sạch da rất hiệu quả, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và bị dị ứng. Nhưng hãy cẩn thận chọn lựa hoa cúc thật sạch, không bị phun các loại thuốc thực vật để tránh phản tác dụng cho da.
Cúc chứa nhiều loại tinh dầu hương có tác dụng giúp hạn chế sắc tố đen dưới da (là nguyên nhân gây nám), đồng thời mềm lớp tế bào biểu bì và giúp lẩy lùi hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.
Cách 3:
Dùng 500g cúc trắng và 500g phục linh (vị thuốc của đông y) trộn đều rồi nghiền mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6g và khi uống pha nước ấm với một chút rượu, sử dụng đều đặn da dẻ sẽ trở nên hồng hào và diễm lệ.
Cách 4:
Pha 3 bông cúc đã sấy khô, vài lá trà xanh và một viên đường phèn rồi uống thay trà, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trước khi đi ngủ, bạn dùng nước này bôi lên mắt giúp giảm quầng thâm và vết chân chim hiệu quả.
Cách 5:
Tắm bằng cúc: Thả vào bồn (chậu) nước nóng những bông cúc tươi trước khi tắm khoảng 20 phút, hoặc ngâm mình sau khi tắm xong để thư giãn, bạn hãy áp dụng cách này 2 lần/1 tuần giúp tăng cường giải nhiệt và lưu thông máu toàn thân.
Hoa đào
Cách 1:
Có thể cải thiện làn da nám và tàn nhang bằng trà hoa đào. Lấy 10g hoa đào và 15g hoa sen đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Cách 2:
Rượu hoa đào: Lấy 150g hoa đào khô (thu hái hoa đào mới nở rồi phơi khô trong bóng râm) đem ngâm với 1.500ml rượu trắng, bịt kín miệng, sau 15 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10- 20ml, đồng thời hãy lấy một chút rượu thoa đều lên da mặt.
Công dụng: Hoạt huyết, nhuận da và làm đẹp; dùng trong trường hợp da dẻ nhiều nếp nhăn và kém tươi sáng.
Cách 3:
Bột thuốc hoa đào: Hoa đào, bạch dương bì mỗi thứ 30g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 40g; tất cả sấy khô, tán mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với rượu nhạt.
Công dụng: Làm nhuận và sáng da, phòng chống vết nhăn trên da mặt.
Cách 4:
Hoa đào 300g hái vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn, đựng trong bình kín, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g.
Công dụng: Giảm béo, làm cho da mặt hồng hào, tươi tắn.
Cách 5:
Món ăn hoa đào: Hoa đào 20 bông; tôm nõn 30g, củ cải 150g, hành tây 75g; tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa đào lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải và hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.
Công dụng: tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc.
Hoa đinh hương
Thuốc rửa mặt đinh hương: Bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tật lê, bạch cập mỗi thứ 110g, bạch chỉ 75g, bạch phụ tử 18g, tạo giác 50g, đậu xanh một ít. Tất cả sấy khô rồi nghiền thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày lấy ra một ít bột thuốc hòa với nước sạch để rửa mặt.
Công dụng: Làm sạch da mặt, dưỡng da, từ các vết nám da và tàn nhang.
Hoa mận
Hoa mận, hoa lê, hoa sen trắng, hoa sen đỏ mỗi thứ 18g, hoa đào, hoa đu đủ, đinh hương, trầm hương, hoạt thạch, mỗi thứ 9g, bột trân châu 6g, bột đậu nành 35g. Tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Hằng ngày lấy một ít bột thuốc hòa vào nước để rửa mặt.
Công dụng: Nhuận da và dưỡng da, phòng chống nám da, tàn nhang và các nếp nhăn
Còn rất nhiều loài hoa khác trong thiên nhiên cũng có tác dụng tương tự với làn da, chúng ta sẽ cùng tổng hợp trong các bài viết tiếp theo.