Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Tăng viện phí: có lợi cho người bệnh hay là tăng gánh nặng cho người nghèo?

Hiện tại, 5 bệnh viện tuyến trung ương gồm: bệnh viện Bạch Mai; bệnh viện K; bệnh viện Việt Đức; bệnh viện Uông Bí và bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương đã được Bộ Y tế phê duyệt đề xuất giá viện phí mới. Các bệnh viện (bệnh viện) này sẽ triển khai thực hiện viện phí mới với đa số dịch vụ ở mức 90 – 95% khung được liên Bộ Tài chính – Y tế cho phép.

Viện phí tăng 90 – 95% khung giá tối đa

Cuối tháng 4 – 2012, liên bộ (Y tế, Tài chính, LĐ – TB&XH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đã ban hành mức viện phí tối đa của 447 dịch vụ y tế. Trên cơ sở đó các bệnh viện đã xây dựng khung giá và đề xuất mức thu dựa trên những tính toán về kỹ thuật cũng như thực tiễn của địa phương.

Hiện tại, 5 bệnh viện tuyến trung ương gồm: bệnh viện Bạch Mai; bệnh viện K; bệnh viện Việt Đức; bệnh viện Uông Bí và bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương đã được Bộ Y tế phê duyệt đề xuất giá viện phí mới. Các bệnh viện này sẽ triển khai thực hiện viện phí mới với đa số dịch vụ ở mức 90 – 95% khung được liên Bộ Tài chính – Y tế cho phép.

Thạc sỹ Lê Văn Quân – Phó Giám đốc Kinh tế bệnh viện K cho biết: “bệnh viện đã nhận được quyết định chấp thuận đề xuất bảng giá dịch vụ y tế mới của Bộ Y tế ngày 17 – 7. Ngày 20 – 7 đã bắt đầu triển khai thu viện phí theo mức mới được phê duyệt; đáng kể là tiền giường bệnh và tiền khám bệnh tăng lên, trong đợt này. Tăng viện phí theo mức mới sẽ tạo điều kiện cho bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân tốt hơn”.

Viện phí tăng 90 - 95% khung giá tối đa 1
Viện phí tăng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân sẽ tốt hơn không?

Cụ thể, theo bảng giá viện phí mới của bệnh viện K: Thứ nhất, phí khám bệnh (có BHYT) được tăng từ mức 3.000đồng/lần khám lên là 20.000đồng/lần khám (phòng có điều hòa); và 18.000đồng/lần khám ở phòng không có điều hòa. Thứ hai, tiền giường bệnh cũng được tăng lên, trước đây có 10 – 15.000đồng/ngày bây giờ cũng tăng lên mức 80.000đồng/ngày, giường có điều hòa; và 75.000đồng/ngày, giường không có điều hòa.

Tại bệnh viện Bạch Mai cũng áp dụng chính sách viện phí mới từ hôm 16 – 7 với sự điều chỉnh giá của 447 dịch vụ y tế. Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, với chính sách viện phí mới, bệnh nhân có BHYT sẽ không bị tác động nhiều nhưng người tự chi trả thì số tiền tương đối lớn. Bệnh nhân nhập viện trước thời điểm này vẫn được thu theo viện phí cũ nhưng người vào từ ngày 16 – 7 sẽ thu theo viện phí mới. Giá khám bệnh được thu ở mức tối đa là 20.000 đồng/lần, tiền giường 70.000 đồng/ngày/người.

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho biết: “bệnh viện Việt Đức căn cứ vào các dịch vụ được Bộ Y tế đồng ý cho điều chỉnh, nên đã xây dựng khung viện phí mới cho 180 dịch vụ. Mức tăng của giá dịch vụ y tế tại bệnh viện điều chỉnh trung bình là 90 – 95%. Nhiều dịch vụ chuyên khoa sâu, phí dịch vụ được tăng tối đa. Những dịch vụ còn lại vẫn được bệnh viện giữ nguyên dựa trên khung giá dịch vụ được xây dựng từ năm 2006 của bệnh viện”.

Chất lượng phục vụ bệnh nhân sẽ tốt hơn…

Hầu hết lãnh đạo các bệnh viện Trung ương đều cho rằng việc tăng viện phí lần này vừa có lợi cho người bệnh, vừa giúp bệnh viện có thêm nguồn kinh phí để tái đầu tư vào cơ sở vật chất, nhân lực. Từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng phục vụ bệnh nhân.

Theo nhiều chuyên gia y tế, lần điều chỉnh mức viện phí này là thiết thực, và có nhiều tác dụng; xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của từng bệnh viện. Về lâu dài, điều chỉnh viện phí là cơ sở để các bệnh viện tăng cường cơ sở vật chất, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật chuyên sâu, giúp người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Tăng viện phí chắc chắn sẽ đẩy mức trần BHYT lên, và chi phí cho một đợt điều trị sẽ cao hơn; có kinh phí đương nhiên môi trường chăm sóc bệnh nhân ở nhiều bệnh viện cũng sẽ được cải thiện. Vấn đề ở đây là viện phí dù có tăng cao đến đâu người dân cũng sẽ hài lòng, khi bản thân họ được hưởng những dịch vụ tương xứng.

“Mức giá dịch vụ thay đổi lần này cũng sẽ không tác động nhiều đến người bệnh, bởi 80% bệnh nhân đến viện điều trị đều có BHYT. Đối với bệnh nhân nghèo đã có Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo. Đương nhiên ngoài tính hiệu quả, bệnh viện cũng sẽ cân nhắc đến hoàn cảnh kinh tế của từng người bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị với giá phù hợp mà vẫn có hiệu quả cho bệnh nhân” – PGS.TS Trần Văn Thuấn nói.

… hay trở thành gánh nặng cho người nghèo?

Đối với người dân, việc tăng viện phí là một “cú sốc” không nhỏ, nhất là với người nghèo và người không có BHYT.

Anh Tuấn, một bệnh nhân chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Nghe thông tin sẽ tăng viện phí, tôi vô cùng lo lắng. Hiện tại số tiền mà tôi đang điều trị bệnh hàng tháng không dưới 3 triệu đồng, nay tăng thêm quả là quá sức đối với gia đình làm nông nghiệp như tôi”.

Bà Lê Thị Hòe, ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chăm 2 người con tại bệnh viện Bạch Mai và Nhi Trung ương buồn bã tâm sự: “Viện phí theo giá cũ đã khiến gia đình tôi phải “chạy vạy” đủ đường mà… không đủ chi trả. Bình quân mỗi ngày gia đình tôi phải chi trả mức phí khoảng 500.000đồng/ngày cho 2 con. Bây giờ lại tăng viện phí, người nghèo như chúng tôi… sống dở”.

Được biết, ngay cả đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo có sổ BHYT, chỉ phải đóng 5% chi phí điều trị, nếu như mỗi lần nằm viện mất 5 – 6 triệu đồng thì gia đình phải đóng chừng 300.000 đồng. Thực tế số tiền này là “không nhỏ” đối với nhiều gia đình thuần nông, đặc biệt khi họ mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị liên tục trong nhiều năm.

Được biết, hàng năm, ngân sách Nhà nước rót cho ngành y tế lên đến hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Các chi phí thường xuyên, lương cán bộ, điện nước, sửa chữa… đều có khấu hao từ ngân sách. Lại thêm lợi nhuận khổng lồ từ các nhà thuốc bệnh viện… Mặt khác, việc sử dụng tài sản công vào các mục đích “dịch vụ” – khám chữa bệnh theo yêu cầu; hoặc tự nguyện, đáp ứng nhu cầu một bộ phận người có tiền, đã tạo ra sự bất công. Bởi vậy có ý kiến cho rằng tăng viện phí lần này, ngành y tế cần phải công khai minh bạch hơn nữa trong việc sử dụng ngân sách.

Theo quy định của Bộ Y tế, nếu bệnh nhân phải nằm ghép 2 – 3 người thì viện phí sẽ được chia đều cho 2 – 3 người bệnh đó. Như vậy, giảm mức đóng viện phí cho người bệnh nếu ghép giường điều trị. Điều này sẽ giải quyết được tình trạng nằm ghép 2 – 3 bệnh nhân/giường như hiện nay.

trongchung - 04/08/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Thông tin thị trường

Bài viết liên quan

  • Tưng bừng đón Giáng sinh với hình ảnh cây thông
  • Những món quà 20/11 thật ý nghĩa cho thầy cô
  • Những mẫu bánh cưới hấp dẫn các cặp đôi trong đám cưới Thu Đông 2014
  • Những mẫu áo đồng phục ý nghĩa cho gia đình bạn khi đi du lịch
  • Những món quà ý nghĩa tặng phái đẹp nhân dịp 20/10

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình