Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Thai ngoài tử cung, nỗi lo không của riêng ai

Thai ngoài tử cung là nỗi ám ảnh lớn của phụ nữ khi mang thai. Nếu không được phát hiện kịp thời, thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chị em phụ nữ.

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là thai ngoài tử cung).

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.

Thai ngoài tử cung, nỗi lo không của riêng ai 1
Thai ngoài gây nguy hiểm cho mẹ mang thai

Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là hiện tượng khá phổ biến, hiện tượng này sẽ trở nên nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của thai phụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau đây là 3 dấu hiệu chính để chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung:

Rối loạn kinh nguyệt, ốm nghén

Sản phụ bị tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt như: rong kinh, trễ kinh. Cũng có trường hợp, sản phụ sau khi tắt kinh còn bị ra máu bất thường, máu thường màu đỏ tươi. Ngoài ra, sản phụ còn bị ốm nghén biểu hiện ở việc buồn nôn và nôn.

Đau bụng

Nguyên nhân thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Ban đầu sản phụ có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần, và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Lúc đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, đôi khi còn dẫn đến tình trạng hôn mê. Trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong ở sản phụ do không tự cầm máu được.

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo thường xuất hiện muộn hơn 2 triệu chứng trên, do khi thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt. Sản phụ có thể thấy ra một ít máu sậm màu và kéo dài.

Nhiều khi, xuất huyết xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kỳ), làm cho sản phụ dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt, hay rong kinh. Một số trường hợp sau khi đi điều hòa kinh nguyệt hoặc nạo thai về thì tiếp tục ra huyết âm đạo kéo dài, đau bụng ngày càng tăng. Siêu âm có thể thấy có khối nhỏ cạnh tử cung, đôi khi còn thấy tim thai đập, có dịch trong bụng thì cũng rất có thể là do thai ngoài tử cung.

Ngoài những dấu hiệu dễ nhận biết trên, phụ nữ mang thai ngoài tử cùng còn thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu dữ dội, chuột rút một bên, đau lưng dưới…

Tuy nhiên, với những triệu chứng như trên người phụ nữ có thể nhầm lẫn với việc mình bị rong kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc bị lẫn với triệu chứng có thai giai đoạn đầu. Những dấu hiệu lâm sàng của việc ra máu âm đạo và đau bụng trong thai kỳ khá giống hiện tượng dọa sẩy thai và thai chết lưu nên cần được các bác sĩ khám và tiến hành siêu âm kỹ.

Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?

Nếu mang thai ngoài tử cung không bị vỡ và kích thước dưới 3,5 cm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc. Loại thuốc này sẽ được tiêm và gây ra sảy thai.

Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, phẫu thuật là phương pháp cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng hoặc mổ nội soi để lấy khối thai ra.

dmp_ruby - 27/07/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai , Phụ nữ mang thai , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Khi mang thai cần tránh đồ ăn, thức uống nào?
  • Bà bầu cần làm gì nếu bị rối loạn tiêu hóa trong những ngày tết
  • Mặt nạ nghệ và trứng gà giúp mẹ bầu hết nám, sạm
  • Mang thai tăng cân bao nhiêu là vừa?
  • 42 tuần mang thai và những trải nghiệm kì diệu (p2)

Bình luận

  1. Lan Hội An đã bình luận

    14/12/2012 at 9:37 Chiều

    Em mất kinh hơn 2 năm. Khi uống thuốc ngừa thai thì có kinh, còn các thứ thuốc khác(kích thích rụng trứng…) mà Bác sĩ cho uống thì k có kinh trở lại. Giờ em đang đau âm ĩ vùng bụng. Siêu âm k có j lạ ngoài việc k thấy rõ buồng trứng. Vậy em đang bị bệnh gì và làm gi để có thai?

    Trả lời

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết nổi bật

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Tác hại nghiêm trong khi bị rối loạn cương dương

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Huyết áp cao nên ăn gì để mau hạ?

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố nữ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

4 nguyên nhân gây tăng huyết áp mà bạn không ngờ tới

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Thuốc điều trị tiểu buốt – Những điều cần biết, cách sử dụng an toàn

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Bị khô hạn nên ăn gì uống gì để cô bé luôn trơn mượt

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Lý giải hiện tượng khô hạn sau sinh phụ nữ nào cũng nên biết

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
banner-footer
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình