So sánh giữa sao Hàn và sao Việt, đa số các phụ huynh đều cho rằng: Thà con họ thần tượng sao Hàn còn hơn thần tượng sao Việt. Tuy nhiên, cũng nhiều người lo ngại về việc con không ăn, không ngủ, bỏ cả học vì thần tượng.
Làm tất cả mọi việc vì thần tượng, thậm chí cả chửi bới mạt sát bạn bè, cha mẹ. Đó là những phản ứng của những fan cuồng K-pop
Mọi thứ là phù du, Suju là tất cả
Những nhân viên của rạp Megastar kể, chưa bao giờ rạp Megastar Hà Nội (địa điểm Vincom) lại nhiều fan cuồng nhiệt đến thế và rạp chiếu gần như nổ tung khi bộ phim tài liệu I Am: SMTown Live World Tour in Madison Square Garden về nhóm Suju (tên gọi thân mật của nhóm nhạc Super Junior) được khởi chiếu.
Các fan của Suju thi nhau chụp ảnh, nhảy nhót, thậm chí còn khóc lóc, nhảy lên ôm hôn poster và màn hình quảng cáo phim. Đến mức, ban giám đốc của Megastar Hà Nội phải cử người đặc biệt trông nom màn hình quảng cáo, ngăn các fan quá khích nhảy lên ôm các ‘oppa’, đề phòng … hỏng màn hình trong suốt quá trình chiếu bộ phim tài liệu này.
Chị Nguyễn Thùy Vân, giám đốc Megastar Hà Nội chia sẻ: “Mình thực sự không hiểu nổi trào lưu thần tượng âm nhạc Hàn Quốc của lứa tuổi teen Việt cho đến khi chứng kiến cảnh các em đi xem bộ phim tài liệu về Suju. Đây là bộ phim không được đánh giá cao về mặt chuyên môn, cũng như sức hút nhưng lại thu hút hơn tất cả các phim boom tấn mùa hè”.
Nhiều phụ huynh choáng váng, không hiểu nổi tại sao các teen lại có thể lên mạng nói những câu: “Gia đình là phù du, Suju là tất cả” hay “Mình sẵn sàng từ mặt bố mẹ nếu không cho mình đi xem Suju biểu diễn. Thật vui vì ông bà cuối cùng đã biết điều…”
Thậm chí, đợt thi đại học môn Văn, khối D, năm 2012 có đưa ra khái niệm văn hóa thần tượng. Thế là một loạt fan hâm mộ K-pop “ném đá” đề thi này. Có em như Lê Minh Hồ còn không tiếc tương lai, không cần đỗ đại học, dùng thời gian trong phòng thi gửi một bức tâm thư lên bộ Giáo dục và đào tạo với nội dung: yêu cầu Bộ Giáo dục xin lỗi các fan K-pop, đặc biệt fan của Suju vì đang trực tiếp đá xoáy các em và em này có thể chết vì thần tượng của mình.
Trong bức tâm thư của Lê Minh Hồ có những đoạn:
“…Thi cử chỉ là phù du, suju mới là vĩnh cửu!
Lẽ dĩ nhiên tôi đã minh bạch ý đồ của các người, nhưng xin khẳng định một lần nữa rằng: Suju của chúng tôi sẽ trường tồn cùng tuế nguyệt. Chúng tôi thở vì Suju, khóc cười cũng vì Suju – đức tin ấy mãi mãi sẽ không thay đổi dù cho các người có giở mọi thủ đoạn!
Tôi thừa giáo dục để hiểu rằng cánh cổng đến với trường ĐH cũng rất vinh quang, và đích nhắm của rất nhiều sĩ tử cũng chỉ là thế. Nhưng tôi trộm nghĩ một cách mơ hồ: hình như với cương vi một fan như tôi đây, nếu để vào đó mà không thành thật với lòng mình – tôi không muốn làm và cũng chẳng thể làm được”.
Thà con hâm mộ sao Hàn còn hơn hâm mộ sao Việt
Chị Lê Thu Hường, 49 tuổi, ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội cho biết: Con chị cũng là fan của Suju, nhưng chị chưa thấy biểu hiện cuồng của con. Theo chị Hường thì: “Thà để con mình hâm mộ sao Hàn Quốc còn hơn nó hâm mộ sao Việt vì sao Việt toàn nêu những gương xấu cho giới trẻ”.
Fan cuồng của Lưu Đức Hòa là Dương Lệ Quyên đã hi sinh gần 15 năm đeo bám thần tượng. Thậm chí cô còn thuyết phục bố mẹ bán luôn cả nhà cửa và đi làm ăn xin tại Hồng Kông để có thể gặp riêng thần tượng 1 lần. Đỉnh điểm của tấm bi kịch là cha của Lệ Quyên nhảy sông tự tử với di nguyện: cầu xin Lưu Đức Hoa đồng ý gặp con gái ông.
Cách đây hơn 30 năm, ca sĩ huyền thoại John Lennon thành viên nhóm The Beatles đã bị chính fan cuồng của mình dùng súng hạ sát ngay trước cửa nhà.
Nữ ca sĩ Selena nổi tiếng vào những năm 90 cũng bị bắn chết bởi người quản lý fanclub
Anh Lê Anh Tú, 47 tuổi, cán bộ trung tâm nghiên cứu công nghệ 3D, Viện nghiên cứu công nghệ 3D, ĐH Bách Khoa Hà Nội, lại rất gay gắt với việc con mình thần tượng các ban nhạc Hàn Quốc. Anh cho biết: “Mình cho con xem Super Junior hát, nhảy và hỏi: Con có hiểu gì không? Nó trả lời là không. Mình phân tích cho con thấy những gì thực tế cần nhìn nhận khi thưởng thức văn hóa, đặc biệt là âm nhạc nên cháu rất hiểu vấn đề. Cháu nhà mình năm nay lên lớp 9, nghe nhạc Âu, nhạc Mỹ, nhạc Việt, … nhưng chưa bao giờ cuồng một ban nhạc nào hết”.
Chị Lê Minh Hải ở Hải Phòng, có cô con gái học năm thứ 2, khoa tiếng Trung, Đại học Hà Nội cũng chia sẻ: “Cũng lại Suju! Cô con gái tôi ở Hà Nội, khi ban nhạc thần tượng đến Việt Nam, kéo cô chị đang làm ở Hải Phòng, chạy như điên theo ban nhạc đó. Mà tôi xem, không hiểu chúng nó thích gì? Nhưng con tôi lớn rồi, tôi không thể can thiệp được. Chỉ biết khuyên con chuyên tâm vào học, làm thôi”.
“Tôi mới làm mẹ được 5 năm, cũng theo thời cuộc với giới trẻ để xem Suju. Và tôi thấy rằng: Thực ra Suju chưa đến mức là truyền bá văn hóa, tư tưởng, là thánh nhưng những người lập các nhóm, club hâm mộ đã cố tình đẩy mức độ lên như thế. Nhưng phải công nhận là họ đầu tư cho nhóm nhạc này hoành tráng, chuyên nghiệp về mọi mặt, cả về mặt kiểm soát tai tiếng cũng rất tốt. Những fan hâm mộ Suju ở Việt Nam có thể tự hào rằng thần tượng của họ biểu diễn hoành tráng cả ở Mỹ, làm sao họ không cuồng cơ chứ?”, chị Hoàng Thị Ngọc, một người kinh doanh tên miền ở Hà Nội chia sẻ.
So sánh giữa sao Hàn và sao Việt, đa số các phụ huynh đều cho rằng: Thà con họ thần tượng sao Hàn còn hơn thần tượng sao Việt. Tuy nhiên, cũng nhiều người lo ngại về việc con không ăn, không ngủ, bỏ cả học vì thần tượng.
“Tuy nhiên, đâu đâu bây giờ cũng thấy phim Hàn, nhạc Hàn, phong cách thời trang Hàn, … thì làm sao bọn trẻ không phát cuồng với sao Hàn chứ?”. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn như thế, nhưng việc này ở tầm … vĩ mô.
luyến đã bình luận
toàn bọn hâ,m