Từ ngày về làm vợ anh, cô chưa phải làm lụng gì vất vả. Nhưng, cái cách cả gia đình cứ xúm xít quanh chồng mình suốt ngày, làm cô thấy mình thừa ra, lạc lõng. Ví như chỉ cái chuyện “cỏn con” hôm nay (theo suy nghĩ của Ngân) là trượt ngã mấy bậc cầu thang, xước vài vệt ở tay, mà nhà chồng làm như anh bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng vậy…
Bà mẹ chồng xuýt xoa, buốt ruột nhìn mấy vệt xước nơi cánh tay của Cường (chả là anh vừa bị ngã cầu thang lúc đi làm về do sơ ý). Mấy chị gái, người thì gọi điện hỏi han tỉ mỉ, người thì rối rít đi mua thức ăn ngon, thuốc bổ, rồi một lô một lốc băng gạc đến để chăm sóc cho anh. Nhìn mọi người trong gia đình chồng cứ loay hoay xung quanh Cường như những con rối mà Ngân thấy lòng ngán ngẩm.
Về làm vợ anh, bạn bè nhiều người mừng cho Ngân, bởi gia đình nhà chồng bề thế, có của ăn của đề, Cường lại lành như đất, thôi thì cô cũng có chỗ để mà yên tâm nương nhờ.
Nhưng “cái sự lành” của Cường, dường như vượt quá cái ngưỡng của một người đàn ông đại diện cho sự mạnh mẽ trong gia đình. Anh là con một, chính xác theo lời mẹ chồng kể lại, anh là con cầu tự. Bố mẹ chồng của Ngân sinh liên tiếp hai người con gái, rồi cứ mong mãi chẳng có nổi một cậu con trai. Mẹ chồng phải lên chùa cầu khấn trong mấy năm liền, mới có anh.
Sinh ra, Cường cũng không được khỏe mạnh bằng hai chị, nên bố mẹ chồng Ngân “bán” anh lên chùa. Cường giống như báu vật vô cùng giá trị, được bố mẹ và các chị trong nhà thương yêu, chiều chuộng, chăm sóc từng li từng tí.

Đến khi anh lấy Ngân, sự chăm sóc ấy cũng chẳng thay đổi. Vẫn ngày ngày các chị gái anh, dù đã có chồng con đề huề, vẫn gọi điện hỏi han cậu em từ sức khỏe, chuyện ăn uống, đến những quan hệ đồng nghiệp. Nói chung, lúc nào họ cũng có vô số điều cần quan tâm tới Cường.
Bố mẹ chồng không cho vợ chồng cô ở riêng, vì sợ cô vợ chăm sóc Cường không chu đáo. Ngày nào mẹ chồng cô cũng nấu đủ thứ ngon nhất, bổ nhất cho chồng và con trai. Vậy nhưng, bố chồng anh cũng cứ phải giục anh ăn no, ăn chán, rồi ông mới ăn phần còn lại.
Ở nhà chồng, phụ nữ được xếp “dưới một bậc” so với đàn ông. Việc ăn gì, mặc gì, sinh hoạt ra sao, đều phải lựa ý mấy người đàn ông trong nhà, và dĩ nhiên, ý của các ông vẫn là nhất.
Từ ngày về làm vợ anh, cô chưa phải làm lụng gì vất vả. Nhưng, cái cách cả gia đình cứ xúm xít quanh chồng mình suốt ngày, làm cô thấy mình thừa ra, lạc lõng. Ví như chỉ cái chuyện “cỏn con” hôm nay (theo suy nghĩ của Ngân) là trượt ngã mấy bậc cầu thang, xước vài vệt ở tay, mà nhà chồng làm như anh bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng vậy…
Anh thì “sao cũng được”, chẳng có chính kiến gì. Vả lại, anh cũng quá quen với sự chăm sóc, quan tâm của nhiều người, nên anh chưa bao giờ là người đàn ông thực sự trưởng thành trong mắt Ngân.
Ngân thấy buồn, thấy cuộc hôn nhân của mình càng lúc càng trở nên nhạt nhẽo, vô vị, mà không biết phải làm thế nào? Ngân sợ, mình sẽ chao đảo bởi một người đàn ông mạnh mẽ khác mà không phải là chồng hiện tại…
dung đã bình luận
em thấy chuyện này chị nên chấp nhận hơn là tỏ thái độ không hài lòng. Vì em nghĩ đây là việc chị phải biết từ trước khi về làm dâu trong gđ ấy.rất khó để thay đổi thái độ của mọi người trong gđ vì chị biết đấy anh ta là con cưng mà. lại càng khó để thay đổi chồng chị vì từ nhỏ anh ấy đã được chăm sóc theo kiểu đó quen rồi. chị nên học cách thích nghi thôi miễn sao họ không bắt chị phải phục tùng chồng chị vô điều kiện là được còn việc họ chăm con họ em họ thì chị đỡ phải mệt
mimi cherry đã bình luận
e nghi thay vi chi to ra ghen ghet thi sao k vao cung moi nguoi cham soc c, co khi nao chi nghi c chi se cam thay buon vi ai trong gia dinh cung cham soc a tot chi tru chi ra thui, thay vi chi cam thay tuc toi, buc minh thi hay co gan gan gui de cham soc c va noi chuyen, khuyen nhu c, con moi nguoi trong gd thi chi nen ton trong ho, boi do la tinh cam, chi nen nghi rang nhu the chi con may man hon nhieu nguoi, co nguoi lay c ma cha me, chi em nha chong cu bon rut het tien cua c chi ma chang quan tam hay cham soc j, tuy e chua lap gd nhung neu sau nay co lap gd e cung van nghi rang nhu the la tot chu khong xau ti nao????