Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Kết nối thai nhi với người thân trong gia đình

Mang thai là điều tuyệt vời nhất đối với mỗi người phụ nữ, ngoài những vất vả của người mẹ trong lúc mang thai thì  Mỗi người mẹ có những giây phút trải nghiệm gắn kết thú vị với em bé trong bụng theo các cách khác nhau.

Nói chuyện với bụng bầu

– “Khi tôi cảm nhận được một cú đá của con, tôi đưa tay lên bụng bầu, thì thầm: ‘Chào con yêu, mẹ đây’. Nói chuyện với bụng bầu thực sự giúp tôi gắn bó với con tôi ngay từ khi bé chưa chào đời” – Fran (24 tuổi).

– “Tôi luôn trò chuyện với bụng bầu. Điều này giúp tôi hạnh phúc, thoải mái vì tôi tin chắc, con tôi nhận ra giọng nói của mẹ” – Laura (25 tuổi).- “Tôi giao tiếp với con tôi nhiều nhất là lúc sắp đi ngủ. Tôi thích thư giãn trong khoảng thời gian này. Tôi còn không bao giờ quên chúc con ngủ ngon để mẹ được ngủ ngon nữa” – Vicky (32 tuổi).

Nói chuyện với bụng bầu 1
Nói chuyện với bụng bầu

– “Tôi hát cho con nghe mỗi buổi sáng và buổi tối, khi tôi thoa kem chống rạn lên bụng. Tôi hy vọng con tôi sẽ sớm quen với những giai điệu của tôi và nó giúp bé thấy thoải mái sau khi chào đời” – Chiristina (29 tuổi).

– “Có người nói với tôi rằng, em bé không chỉ lắng nghe khi bạn trò chuyện với anh ấy mà còn biết lắng nghe mọi lúc. Tôi và chồng tôi thích nói chuyện với nhau, hát cùng nhau nữa vì chúng tôi biết em bé trong bụng cũng đang nghe” – Mai (30 tuổi).

– “Tôi hát cho bé nghe hàng ngày trước giờ đi ngủ. Tôi đã nghe nói rằng, nếu bé nghe cùng một bài hát từ trước khi chào đời thì sau này, bé sẽ sớm nhận ra giai điệu cũng như giọng mẹ hơn. Tôi nghĩ, điều này giống như một sự đầu tư kết nối tình cảm giữa hai mẹ con trong tương lai” – An (26 tuổi).

Phản ứng khi bị con ‘đá’

– “Tôi chơi cùng con. Khi bé đá mẹ, tôi nhẹ nhàng chạm lại. Sau đó, tôi thấy bé sẽ tiếp tục đá mẹ nhưng lần này ở chỗ khác. Đôi khi, tôi chỉ ngồi yên và chời đợi, cho tới khi bé tiếp tục ‘tung’ một cú đá nữa” – Rebec (33 tuổi).

– “Tôi thích thú khi đột nhiên bị con đá. Tôi chạm tay lên bụng và nói to: ‘Chào con yêu’” – Tara (34 tuổi).

Kết nối anh chị của bé với em bé trong bụng mẹ

Kết nối anh chị của bé với em bé trong bụng mẹ 1
Kết nối anh chị bé với bé trong bụng mẹ
– “Cla (con gái lớn của tôi) thích hôn và đặt tay lên bụng mẹ vào buổi sáng. Nó giúp chúng tôi cảm thấy, em bé chưa chào đời đã là một thành viên trong gia đình chúng tôi” – Sandy (28 tuổi).

– “Con trai lớn của tôi thích đặt tay lên bụng mẹ và mỉm cười với em gái trong bụng mẹ” – Sabi (30 tuổi)

Giúp bố kết nối với con

– “Chồng tôi thích đọc một câu chuyện cho con nghe mỗi tối. Anh ấy cũng mong sau này con chào đời sẽ nhận ra ngay giọng của bố” – Lucy (26 tuổi).

– “Chồng tôi bắt đầu học guitar khi biết tôi có thai. Bây giờ, anh ấy chơi nhạc cho con nghe khoảng 3 lần mỗi tuần” – Sumai (24 tuổi).

– “Chồng tôi đang công tác nước ngoài nhưng vẫn đều đặn gửi mail cho con chưa chào đời hàng tuần. Tôi mở mail và đọc cho bụng bầu nghe. Anh ấy cũng thích nói chuyện với bụng của tôi qua điện thoại” – Lola (32 tuổi).

– “Chồng tôi thích viết cho con những lá thư nhỏ, gọi là ‘Xúc cảm lần đầu làm bố’, nói niềm vui của anh ấy khi sắp được trông thấy con” – Libb (26 tuổi).

Giúp bố kết nối với con 1
Kết nối bố bé với bé trong bụng mẹ

– “Anh xã tôi thích hôn và vuốt ve bụng bầu của vợ. Anh ấy cũng thích chạm vào để thấy con đá bụng mẹ” – Sarah (28 tuổi).

– “Ban đầu, chồng tôi không quan tâm lắm tới bụng bầu của vợ. Tôi quyết định mua một ít sách để giúp anh ấy tìm hiểu về em bé chưa chào đời nhưng vẫn có thể nghe được giọng cha, mẹ. Bây giờ, anh ấy thực sự thích nói chuyện với con” – Olive (32 tuổi).

– “Chồng tôi dành khoảng 30 phút trước giờ ngủ chơi đàn piano cho con nghe. Kỳ lạ là em bé thường đá sau khoảng 5 phút nghe thấy nhạc” – Lydia (27 tuổi).

– “Khi chồng tôi nói ‘chào vợ yêu’ thì anh ấy cũng ghé xuống bụng vợ và nói ‘chào con yêu’. Nó khiến chúng tôi hạnh phúc” – Cay (29 tuổi).

– “Mỗi lần thấy con đá, tôi lại kéo tay chồng đặt lên bụng bầu để anh ấy cũng cảm nhận được sự chuyển động của con” – Janet (25 tuổi).

dmp_ruby - 22/06/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Làm cha mẹ , Những điều cần biết khi mang thai , Sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan

  • Những điều phụ nữ mang thai cần lưu ý khi đi bộ trong thai kì
  • Nuôi dưỡng nhân cách lành mạnh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ
  • Chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
  • Tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng lớn đến thai nhi
  • Phù rau thai – bệnh lý nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình