Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Rạn da sau khi sinh

Chứng rạn da không chỉ thường gặp ở phụ nữ mang thai mà còn cả sau khi sinh. Theo thống kê, có khoảng hơn một nửa phụ nữ sau khi sinh bị mắc chứng rạn da. Vì thế, khi mang thai và sau khi sinh bạn cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn cho làn da của mình.

Rạn da là gì?

Rạn da là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, xảy ra khi da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.

Rạn da là gì? 1

Nguyên nhân của rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì. Đây là lớp có chức năng mang lại sự đàn hồi cho da. Khi lớp da này bị kéo căng trong thời gian dài, da trở nên kém đàn hồi hơn và các mô liên kết bị phá vỡ tạo nên các vết rạn da. Vết da bị rạn được hình thành qua hai thời kỳ. Ban đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hoặc không kèm theo ngứa. Tiếp theo, da chuyển sang màu trắng và hình thành các đường rạch lõm (là lúc tạo vết rạn), sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn.

Các vết rạn thường gặp ở những vùng da yếu như: ngực, bụng, mông, đùi, bắp chân.

Phòng ngừa bằng cách nào?

Khi đã bị rạn da, rất khó để có thể loại trừ hoàn toàn các vết rạn này, tuy nhiên việc phòng tránh sẽ giúp bạn hạn chế được phần nào nguy cơ rạn da.

Cách phòng tránh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh trong giai đoạn mang thai, chỉ nên đảm bảo cân nặng tăng theo mức chuẩn.

Những lưu ý khi bị rạn da

Rạn da không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn.Tuy nhiên, để tránh những ảnh hưởng xấu đến da và tính thẩm mỹ, bạn cần chú ý:

– Massage để tăng sự lưu thông máu.

– Bôi kem dưỡng ẩm vào khu vực bị rạn để giữ da luôn mềm mại, tăng tính đàn hồi.

– Phụ thuộc vào vùng rạn và da “lành” hay “dữ” mà quá trình “thay da” (tẩy da chết) giúp làm mờ vết rạn da nhiều hay ít.

– Ăn nhiều thức ăn tốt cho da như các loại chứa nhiều vitamin C, E, kẽm.

– Tùy thuộc từng loại kem và nước thơm khác nhau mà làn da và vết rạn được cải thiện nhiều hay ít. Thường nó chỉ có hiệu quả với những vết sẹo mới mà thôi. Còn với các vết rạn đã bị lâu rồi thì gần như không hiệu quả.

– Thực tế không có cách nào để khôi phục được các vết rạn đã bị tổn thương trở lại bình thường ngoài phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn nên đến bác sĩ da liễu để nhận được lời khuyên tốt nhất về cách sử dụng thuốc, mỹ phẩm làm mờ vết rạn.

Hanhphucgiadinh.vn - 24/05/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe phụ nữ

Bài viết liên quan

  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
  • Làm sao để đối phó với táo bón khi mang thai?
  • Nhiễm khuẩn sau sinh – nỗi sợ hãi của sản phụ
  • Những điều bà bầu cần biết về 3 tháng cuối mang thai
  • Những điều bạn chưa biết khi cho con bú

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình