Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Những triệu chứng nguy hiểm đối với thai phụ

Khi mang bầu bạn có thể gặp rất nhiều triệu chứng, nhưng để phân biệt những triệu chứng nào là bình thường, những triệu chứng nào là nguy hiểm thì không phải đơn giản?

Các chuyên gia đã thống kê ra những triệu chứng mà thai phụ không nên bỏ qua trong quá trình bầu bí dưới đây. Nếu gặp những hiện tượng này, bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra.

Những triệu chứng nguy hiểm đối với thai phụ 1

Dưới đây là những triệu chứng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt quá trình mang thai:

– Em bé của bạn chuyển động ít hơn bình thường (bạn có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi từ tháng thứ 5). Nếu gặp trường hợp này, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ khoa sản để được hướng dẫn cách theo dõi nhịp chuyển động của bé, tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết kịp thời.

– Có những cơn đau liên tục và dài ngày ở phần bụng dưới.

– Chảy máu âm đạo bất thường.

– Dịch tiết ở âm đạo (huyết bạch, chất nhầy, máu, nước màu hồng…) ra nhiều hơn mức bình thường. Lưu ý, nếu hiện tượng này xảy ra ở tuần thai thứ 37, rất có thể bạn sẽ sinh non.

– Sức ép của xương chậu (bạn cảm nhận được em bé đang được đẩy xuống), đau lưng dưới (đặc biệt nếu đây là hiện tượng xảy ra lần đầu với bạn), nhiều hơn 4 cơn đau co thắt trong một giờ. Những hiện tượng này xảy ra khi bạn mang thai trước tuần thứ 37 là vô cùng nguy hiểm.

– Đau, buốt khi đi tiểu hoặc đi tiểu ít, không đi được.

– Nôn ói liên tục hoặc nôn có kèm theo đau hoặc sốt.

– Cảm giác ớn lạnh hoặc sốt trên 37,5 độ.

– Tầm nhìn rối loại, nhìn mập mờ, không rõ hình ảnh.

– Đau nhức đầu triền miên hoặc đau đầu kèm theo hiện tượng mờ mắt, nói nhịu, tê lưỡi.

– Bất ngờ có hiện tượng sưng phù ở khuôn mặt hay bọng mắt, trên mắt cá chân tay đều rất nguy hiểm. Đặc biệt là hiện tượng tăng cân bất thường (tăng 4kg/tuần).

– Chuột rút thường xuyên, đau bắp chân khi đi bộ hoặc một chân sưng lớn hơn nhiều so với chân kia.

– Gặp tổn thương ở vùng bụng.

– Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt hoặc tim đập dồn dập.

– Khó thở, ho ra máu hoặc đau buốt ngực.

– Táo bón nặng kéo dài kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy suốt 24 giờ.

– Liên tục ngứa ngáy khắp cơ thể, cánh tay, chân; lòng bàn tay, bàn chân.

– Tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc có biểu hiện của bệnh này. Cả bệnh cúm thông thường và cúm H1N1 đều rất nguy hiểm cho bà bầu. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đã tiếp xúc với người bị cúm hoặc có những triệu chứng bị cúm bao gồm: sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể và cảm giác ớn lạnh. Nếu đã bị nặng, triệu chứng này còn kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy.

– Tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm thủy đậu, cúm rubella hoặc có những biểu hiện mắc căn bệnh này.

– Trầm cảm hoặc lo âu ở mức độ nghiêm trọng. Nếu bạn cảm thấy quá buồn phiền hoặc lo âu, hãy tìm đến bác sĩ tâm lí để được giải tỏa. Tránh kéo dài hiện tượng này dễ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Cơ thể của bà bầu thường thay đổi bất thường trong suốt 9 tháng 10 ngày. Vì vậy, bạn phải đủ nhạy cảm để nhận ra những triệu chứng nguy hiểm với bản thân. Nếu bạn không chắc chắn với bất kì dấu hiệu nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Cuối cùng, nếu bạn đang ở những tuần cuối của thai kì, nên lưu ý kiểm tra các dấu hiệu của việc sinh nở vì rất có thể bạn sẽ lâm bồn bất cứ lúc nào.

Hanhphucgiadinh.vn - 20/05/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Sức khỏe bà bầu , Sức khỏe khi mang thai

Bài viết liên quan

  • Suýt mất con vì thói quen giống nhiều bố mẹ!
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú
  • Tại sao bà bầu tắm nước nóng không tốt?
  • Nguyên nhân, cách làm dịu, phòng tránh chảy máu hậu môn khi mang bầu
  • 9 cách giúp giảm đau lưng cho mẹ bầu

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình