Đức không nói với tôi một lời, anh đứng ra lo liệu cho ca mổ của mẹ tôi, nhờ thế mà bà được cứu tính mạng. Thì ra, lâu nay Đức đã lập cho mình quỹ đen, không tin tưởng vào vợ. Anh làm thêm ngoài giờ hay về trễ và giữ khoản tiền đó cho riêng mình. Tôi tức điên mắng anh lừa dối vợ, hóa ra lâu nay tôi bị lừa mà đâu biết, vẫn cứ đinh ninh tiền của hai vợ chồng đều nằm trong đống vàng bị lừa mất kia. Bố tôi mắng con gái, bênh rằng nếu Đức cũng như ông, trao hết tiền bạc cho người vợ phá của thì giờ mẹ tôi đã nằm chờ chết. Ông tấm tắc khen con rể sáng suốt hơn mình.
Ngày Đức cầm chiếc nhẫn có giá trị bằng nửa tháng lương buộc lủng lẳng ở cành hoa hồng cầu hôn, tôi giao ước: “Chỉ đồng ý làm vợ anh với một điều kiện, anh phải tin tưởng tôi tuyệt đối. Nhất là chuyện tiền nong, làm được cắc bạc nào phải đưa hết cho tôi, không được giữ lại một xu trong túi, nếu không trời đánh chết ngay tại chỗ”. Đức ôm lấy tôi hôn chùn chụt: “Em ơi, anh cưới vợ về là để yêu thương, chăm sóc. Không đưa tiền cho vợ chả lẽ anh đưa cho bà hàng xóm? Đàn ông như anh giỏi kiếm tiền nhưng cái khoản giữ tiền thì phải nhờ đến mấy bà. Thiên hạ có ai giàu nhờ kiếm được nhiều tiền đâu mà nhờ cái người biết giữ ấy”. Chúng tôi trở thành vợ chồng bởi giao ước đó.
Nhìn chồng hùng hục làm việc mỗi tháng đều cuộn tròn tiền lương đưa vợ, tôi… xót xa vô cùng. Dù có hào phóng đến mấy thì hàng ngày tôi cũng chỉ có thể đưa anh đủ thanh toán một bữa cơm trưa, ly nước, thêm tiền xăng xe, còn điện thoại hàng tháng thì hóa đơn gửi về nhà, tôi trả. Nhưng tôi là phụ nữ, phải có trách nhiệm giữ tiền của chồng, cũng là giừ gìn hạnh phúc gia đình. Mẹ tôi ở xa, lúc nào gọi điện cho con gái cũng hỏi ngay chuyện tiền của con rể, nhắc tôi đừng để đồng xu nào cho chồng. “Đàn ông đói khổ mới chịu khó chứ có tiền trong người sẽ hư ngay”, mẹ tôi khẳng định. Bà còn dặn tôi góp được bao nhiêu tiền để dành mua vàng, giữ vốn về sau.

Cưới nhau được một thời gian, tôi góp mua được rất nhiều vàng trong khi hàng ngày Đức phải sống đói khổ. Nhiều bữa, anh vào ăn trưa ở quán lạ, bị “chém” gấp nhiều lần so với cơm bụi 20 nghìn đồng ở vỉa hè mà tôi tính để đưa tiền cho anh. Đức í ới gọi vợ ơi cứu anh, tôi phi xe đưa đến, ném tờ bạc polymer trước mặt chồng, điên tiết mắng anh tí tởn chui đầu vào những nơi này. Tôi giữ tiền rất kỹ nhưng Đức cũng chẳng vừa, không ít lần xin tiền vợ để đi nhậu với bạn. Nhiều bữa tôi không cho, Đức làm căng bỏ nhà đi suốt đêm tận sáng mới mò về. Tôi tra khảo không có tiền lấy gì vui chơi, anh mở cốp xe lấy ra chai rượu nặc mùi, bảo rằng người ta bán chỉ 5.000 đồng mỗi lít. “Anh uống không cần tiền, có bao nhiêu xài mấy nhiêu”. Đức lè nhè. Rồi anh chạy vào nhà nôn thốc nôn tháo. Đức tưởng rằng tôi sẽ lo cuống lên vì sợ chồng bị ngộ độc mà chết, nhưng tôi thờ ơ, mặc kệ. Tôi mà yếu lòng tỏ ra lo lắng, anh ta sẽ lập tức xin tiền để uống bia thay cho rượu ngay. Khi đó, tiền chung của hai đứa sẽ bị thâm hụt.
Một bận, vợ chồng tôi đi thăm cô đồng nghiệp của Đức vừa sinh đang nằm ở bệnh viện. Ra đến cửa hàng tạp hóa, anh chìa mẩu giấy ghi những thứ cần mua để làm quà như sữa, quần áo trẻ em, tã… tính ra hết bộn tiền. Tôi nhẩm tính mà xót xa vô cùng nên thừa cơ lúc chồng không để ý đã nói cô nhân viên tráo cho mình loại hàng rẻ tiền, tiết kiệm được hơn một nửa. Đức nào biết, thấy nhà mình đầy quà hí ha hí hửng lắm.
Tháng sau, Đức xách về đống quà cáp đó ném tung tóe giữa nhà, mắng tôi một trận nên thân, bảo rằng những thứ rẻ tiền, hết hạn sử dụng này thì cô hãy cho con cô dùng. Hóa ra cô đồng nghiệp của anh là một “ma nữ” ở công ty. Con mình bị tặng quà dởm, cô ta không để trong bụng im lặng cho qua mọi chuyện mà mang túi quà lên công ty rêu rao hết với mọi người rồi trả lại cho người tặng, nói con mình không dùng nổi thứ này. Đức bẽ mặt nên giận vô cùng. Tôi khóc lóc thanh minh mình bị người bán hàng kia lừa, ham rẻ để tiết kiệm cho gia đình mới ra nông nỗi đó chứ không cố ý. Chẳng biết anh có tin lời tôi không nhưng để giải quyết êm thấm chuyện này, tôi phải đưa ngay cho anh một khoản tiền lớn để mua lại nhiều quà cáp đắt tiền cho cô bạn kia chuộc lỗi.
Sau lần đó, Đức vẫn đưa đủ tiền lương cho vợ nhưng tôi nghi ngờ anh ta đã mất niềm tin ở mình nên rất đề phòng, nhất là khi anh ta thường xuyên đi làm về muộn hơn mà cũng không ngửa tay xin tiền như trước. Ngoài dấu hiệu bất thường đó, tôi vẫn chưa bắt được tại trận những điều anh ta làm mờ ám sau lưng. Có lần chị Tuyết – vợ ông bảo vệ công ty anh, ở gần nhà tôi mách nhỏ rằng, Đức đã hào phóng ủng hộ cho một nhân viên mắc bệnh hiểm nghèo 2 triệu đồng. Tôi liền tra khảo chuyện này nhưng anh chối phăng, nói mình lấy đâu ra khoản tiền lớn thế.
Run rủi thế nào dịp đó mẹ tôi mắc bệnh nặng phải chữa trị. Đi khám, bác sỹ phát hiện trong đầu bà có một khối u nguy hiểm cần phải mổ gấp, chi phí cực kỳ tốn kém. Bố tôi ký giấy đồng ý mổ ngay, bảo là sẽ rút tiền tiết kiệm thì mẹ tôi khóc như mưa thú nhận rằng, tiền bà giữ bao lâu nay đã đổ sạch vào ghi lô đề, không còn lại một đồng. Bố tôi tiếc của cũng lên cơn đau tim, lập tức phải nhập viện.
Rơi vào cảnh đó, tôi sợ hãi vô cùng, chưa biết làm thế nào thì Đức liền bảo tôi mang hết tiền của vợ chồng tôi ra để lo cho bố mẹ. Đến lúc này, tôi khụy xuống dưới chân anh nói hết sự thật. Lâu nay tiền của hai vợ chồng gom hết để mua vàng được rất nhiều. Nhưng thấy vàng nằm yên tại chỗ không sinh lãi nên khi được bà chủ tiệm vàng gạ gẫm mượn vàng trả lãi suất cao tôi cho bà ta vay toàn bộ số vàng đó. Bà ta làm ăn thua lỗ, tuyên bố không đủ sức trả nợ, giờ chỉ còn mỗi cái xác, ai muốn đòi nợ thì đến mang về.
Đức chẳng nói chẳng rằng, nghe tôi kể mà mặt mày xanh lét, liền cho tôi một bạt tai nổ đom đóm mắt. Tôi biết lỗi của mình nên chỉ biết ôm mặt khóc rưng rức: “Em hại chết bố mẹ em rồi!”.
Đức không nói với tôi một lời, anh đứng ra lo liệu cho ca mổ của mẹ tôi, nhờ thế mà bà được cứu tính mạng. Thì ra, lâu nay Đức đã lập cho mình quỹ đen, không tin tưởng vào vợ. Anh làm thêm ngoài giờ hay về trễ và giữ khoản tiền đó cho riêng mình. Tôi tức điên mắng anh lừa dối vợ, hóa ra lâu nay tôi bị lừa mà đâu biết, vẫn cứ đinh ninh tiền của hai vợ chồng đều nằm trong đống vàng bị lừa mất kia. Bố tôi mắng con gái, bênh rằng nếu Đức cũng như ông, trao hết tiền bạc cho người vợ phá của thì giờ mẹ tôi đã nằm chờ chết. Ông tấm tắc khen con rể sáng suốt hơn mình.
Thái An đã bình luận
cô vợ này quá đáng thật, giữ tiền của chồng cũng một vữa hai phải thôi chứ ^^
Nhật Hoa đã bình luận
hai mẹ con nhà này quá đáng thật đấy mẹ dạy con cách giũ tiền của chồng nhưng không dạy con gái cách giữ sao cho đúng may mà có người con rể hiếu thảo
luyến đã bình luận
po tay là vợ chồng mà còn thế
tham thì thâm
Trang đã bình luận
Cái gì cũng có giới hạn chứ? Tại sao đối xử với chồng mình như thế? Tình cảm vợ chồng mà cứ như thế này thì rạn vợ cho xem! Đó là chồng chị có tiền riêng bởi chị quá keo kiệt với chồng mình, cũng nhờ số tiền đó mà ba mẹ chị thoát khỏi cái chết đó thôi! Chị nên thay đổi cách quản lý tiền với chồng thì hơn! Chúc chị hạnh phúc!