Hạnh Phúc Gia Đình

Tất cả vì gia đình yêu thương

  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bé dưới 1 tuổi và 7 vấn đề thường gặp

Trong vòng 1 năm đầu đời, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc bệnh và gặp những trục chặc về sức khỏe. Các mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây để chống lại 7 vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ.

Đau bụng

Đau bụng có thể xuất hiện ở trẻ trong vòng từ 1-3 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài tới 4 tháng. Để đối phó với vấn đề này trước hết bạn hãy xoa nhẹ nhàng quanh bụng bé, sau đó bế bé lên và áp nhẹ vào bụng bạn. Hơi ấm bé cảm nhận được từ bạn sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau bụng 1
Bé dưới 1 năm tuổi rất dễ gặp những vấn đề về sức khỏe

Mụn sữa

Nếu như những trẻ ở độ tuổi dậy thì thường bị mụn trứng cá thì trẻ nhỏ lại thường bị mụn sữa. Nếu bé yêu của bạn bị mụn sữa thì hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm. Bạn không cần dùng thuốc và cũng không phải quá lo lắng vì mụn sữa sẽ tự hết sau vài tuần.

Khô da

Bé đã quen với môi trường nước trong nhiều tháng vì vậy chúng có thể bị tróc da sau khi sinh. Tình trạng khô da có thể xảy ra ở toàn cơ thể. Song đừng bóc những vảy đó vì chúng sẽ tự bong. Dùng khăn và nhẹ nhàng lau lên da bé hàng ngày và sử dụng kem dưỡng ẩm tự nhiên không mùi.

Cặn sữa

Cặn sữa có thể tích tụ ở lưỡi bé và trông như lớp váng sữa dày. Sử dụng dụng cụ tưa lưỡi hoặc khăn xô mỏng để vệ sinh lưỡi cho trẻ bằng nước ấm.

Cứt trâu

Chúng trông giống như những mảng gàu dày bám vào da đầu bé. Để đối phó tình trạng này bạn có thể xoa nhẹ lên đầu bé một chút dầu ôliu trước khi tắm cho bé. Nó sẽ có tác dụng làm mềm lớp gàu. Sau đó bạn gội đầu cho bé bằng xà phòng riêng và dùng lược mềm dành cho trẻ em chải nhẹ lên đầu bé. Hãy kiên trì thực hiện hàng ngày vì có thể phải mất thời gian để điều trị dứt điểm hiện tượng cứt trâu.

Hăm tã

Hăm tã sẽ khiến bé cảm thấy rất khó chịu vì vậy luôn lưu ý giữ cho phần dưới của bé được thoáng mát. Nếu có thể hãy để bé nằm trên một chiếc đệm không thấm nước, cởi bỏ tã để bé bớt khó chịu. Bạn cũng nên vệ sinh cho bé 3 lần/ngày bằng nước ấm và lau khô bằng khăn cotton sau đó sử dụng kem chống hăm.

Chàm

Nếu bé nhà bạn bị chàm thì bạn nên cho bé khám bác sĩ vì có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị chàm. Cần lưu ý rằng chàm có thể là do xà phòng bạn dùng để giặt quần áo cho bé hoặc do nước hoa. Vì vậy tránh dùng xà phòng có hương thơm để giặt quần áo cho bé.

xuanlai - 16/04/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc bé , Sức khỏe trẻ em

Bài viết liên quan

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc viêm phế quản
  • Triệu chứng bệnh viêm phế quản và cách xử lý là gì?
  • Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm họng cấp
  • Mách mẹ kinh nghiệm trị hăm tã mùa đông cho bé
  • Thực phẩm giúp bé cải thiện khả năng chịu lạnh

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Đăng ký nhận bản tin

2303 thành viên đã đăng ký nhận bản tin từ Hạnh Phúc Gia Đình qua email. Bạn đã đăng ký chưa?

Hạnh Phúc Gia Đình
Thông tin hữu ích
  • Lợi ích của đẻ thường với mẹ và bé
  • Mẹo nhỏ giúp bạn biết thai nhi là trai hay gái
  • Bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
  • 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ
  • Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
  • Trang chủ
  • Gia Đình
  • Sức Khỏe
  • Mẹ và Bé
  • Làm Đẹp
  • Nội Trợ
  • Không Gian Sống

Bản quyền © 2019 · Hạnh Phúc Gia Đình